Nước tiểu bình thường có chứa một lượng nhỏ protein. Protein niệu là một tình trạng xảy ra khi có lượng protein lớn hơn bình thường xuất hiện trong nước tiểu. Mặc dù protein niệu đôi khi có thể gặp ở những người khỏe mạnh, việc xác định protein niệu trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu vẫn là điều cần thiết.
1. Protein niệu là gì?
Protein niệu, còn được gọi là albumin niệu, là khi lượng protein tăng cao trong nước tiểu. Bản thân tình trạng này không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của các bệnh lý thận tiết niệu.Thông thường, nước tiểu hoàn toàn không có hay chỉ có một lượng rất ít protein. Nếu có quá nhiều protein trong nước tiểu thì điều này có nghĩa là các bộ phận lọc của thận – cầu thận – không hoạt động tốt và cho phép quá nhiều protein thoát ra ngoài trong nước tiểu. Khi các cầu thận bị tổn thương, gặp trong các bệnh lý viêm cầu thận cấp hay hội chứng thận hư, các phân tử protein trong máu sẽ thoát ra ngoài ồ ạt qua nước tiểu. Bên cạnh đó, các tình trạng khác cũng có thể dẫn đến tổn thương cầu thận, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
2. Nguyên nhân gây ra protein niệu là gì?
Vai trò của thận là một cơ quan lọc các chất thải ra khỏi máu trong khi vẫn giữ lại những gì cơ thể cần – bao gồm cả protein. Tuy nhiên, một số bệnh lý thận tiết niệu làm thất thoát protein đi qua bộ lọc của thận, gây ra hiện tượng protein trong nước tiểu. Các nguyên nhân có thể gây ra sự gia tăng tạm thời nồng độ protein trong nước tiểu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của tổn thương thận, bao gồm:
- Mất nước
- Căng thẳng cảm xúc
- Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh
- Sốt
- Lao động thể lực
Tuy nhiên, với các bệnh lý hay tình trạng có thể khiến lượng protein trong nước tiểu tăng cao liên tục, nên trở thành là dấu hiệu của bệnh thận tiết niệu, cụ thể là:
- Amyloidosis – có sự tích tụ các protein bất thường tại nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh tiểu đường
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
- Xơ vữa cầu thận khu trú
- Viêm cầu thận cấp
- Bệnh tim mạch do xơ vữa
- Suy tim
- Tăng huyết áp
- U lympho Hodgkin
- Bệnh thận IgA (hay bệnh Berger) – viêm thận do sự tích tụ của globulin miễn dịch kháng thể A
- Nhiễm trùng thận – viêm bể thận
- Lupus
- Bệnh sốt rét
- Bệnh đa u tủy
- Hội chứng thận hư – tổn thương các vi mạch máu trong cầu thận
- Protein niệu tư thế đứng – mức protein trong nước tiểu tăng lên khi ở tư thế thẳng đứng
- Tiền sản giật
- Thai kỳ
- Viêm khớp dạng thấp
- Sarcoidosis – tăng các tế bào viêm trong cơ thể
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
3. Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng protein niệu như thế nào?
Đa số các trường hợp thường không có triệu chứng liên quan đến protein niệu, đặc biệt là khi ở mức độ nhẹ. Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là cách duy nhất để biết chắc chắn liệu một người có protein trong nước tiểu hay không. Theo đó, xét nghiệm nước tiểu thường xuyên được khuyến cáo cho những người có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và có nguy cơ cao gặp phải protein niệu.Tuy nhiên, khi lượng protein ngày càng tăng trong nước tiểu, người bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Nước tiểu đục hoặc sủi bọt.
- Mất protein đáng kể trong máu có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nội dịch trong cơ thể, làm sưng phù ở bàn tay, bàn chân, bụng và mặt.
4. Cách kiểm tra xác định protein niệu trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu
Các mục tiêu của xét nghiệm protein niệu bao gồm sàng lọc những người có thể có nguy cơ, phát hiện tình trạng bệnh, xác định nguyên nhân cơ bản gây protein niệu, đánh giá loại và số lượng protein bị đào thải và đánh giá chức năng thận.Một khi tình trạng protein niệu đã bị phát hiện, người bệnh sẽ được theo dõi thường xuyên theo thời gian để xem tình trạng này có thể tự khỏi hay trở nên tồi tệ hơn không. Lúc này, cả hai xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu cũng được chỉ định để đánh giá tình trạng protein niệu.Các xét nghiệm giúp kiểm tra tình trạng protein niệu có thể được thực hiện như một phần của thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc là một trong các xét nghiệm nếu người bệnh có các nguy cơ có thể gây ra protein niệu. Một số xét nghiệm sàng lọc protein niệu bao gồm:Protein trong nước tiểu – phát hiện sự hiện diện của bất kỳ loại protein nào có thể có trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể được thực hiện đơn độc trên một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hoặc như một phần của phân tích nước tiểu tổng quát.Phân tích nước tiểu – đánh giá mẫu nước tiểu để tìm một số chất khác nhau có thể có trong nước tiểu, kể cả protein. Đây có thể là một trong các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát.Albumin nước tiểu (microalbumin) – một xét nghiệm có độ nhạy khá cao được sử dụng để theo dõi biến chứng thận trên bệnh tiểu đường để tìm một lượng nhỏ albumin, protein chính trong máu, có hiện diện trong nước tiểu. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng thận và xét nghiệm này là dấu hiệu sớm cho thấy bệnh tiểu đường đã gây ra một số biến chứng tổn thương ở thận. Những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường týp 2 được khuyến cáo là nên kiểm tra lượng albumin vi thể trong nước tiểu định kỳ hàng năm và những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 nên kiểm tra 5 năm sau khi chẩn đoán và cũng hàng năm sau đó.Khi có một trong các kết quả sàng lọc dương tính, bước tiếp theo là xác định lượng protein và loại protein nào bị đào thải vào trong nước tiểu:
Albumin nước tiểu nước tiểu 24 giờ – đo lượng albumin, là một loại protein chính, được giải phóng vào nước tiểu trong suốt thời gian theo dõi là 24 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chăm sóc sức khỏe đánh giá tốt hơn về mức độ tổn thương thận.Tỷ lệ albumin / creatinin nước tiểu – như một biện pháp thay thế để lấy nước tiểu trong 24 giờ, có thể sử dụng mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (không tính thời gian). Trong thử nghiệm này, creatinine cũng được đo. Đây là một chất thải được thải vào nước tiểu với tốc độ ổn định. Khi cả protein và creatinine được đo trong một mẫu ngẫu nhiên, tỷ lệ albumin / creatinine trong nước tiểu có thể được tính toán, phản ánh chính xác hơn lượng albumin đã bị mất trong nước tiểu.Định lượng protein niệu 24 giờ – đo tất cả các loại protein được thải vào nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Đây là một đánh giá chính xác hơn về mức độ protein niệu so với xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên.Tỷ lệ protein / creatinine nước tiểu – đo đồng thời lượng protein và creatinine trong một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên và hiệu chỉnh theo lượng creatinine, tương tự như tỷ lệ albumin / creatinin nước tiểu.Điện di protein nước tiểu – một xét nghiệm được sử dụng để xác định các loại khác nhau và nồng độ tương đối của protein có trong nước tiểu. Xét nghiệm này thường được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của protein Bence-Jones khi nghi ngờ đa u tủy.
5. Tình trạng protein niệu được điều trị như thế nào?
Vì protein niệu không phải là một bệnh lý riêng lẻ mà có thể là một biểu hiện của bất kỳ bệnh lý nào gây ra sự tổn thương trên màng lọc cầu thận, làm thất thoát protein trong máu vào trong nước tiểu. Chính vì vậy, việc điều trị tình trạng protein niệu cần được đặt mục tiêu như khả năng kiểm soát bệnh nguyên.Theo đó, nếu mắc phải tiểu đường hoặc huyết áp cao, nguyên nhân phổ biến thứ nhất và thứ hai gây ra bệnh thận, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những tình trạng này được kiểm soát thông qua các chỉ số đường huyết và huyết áp, với các loại thuốc đã được chứng minh tính hiệu quả bảo vệ thận. Cụ thể là với bệnh tiểu đường, kiểm soát bệnh lý này có nghĩa là người bệnh có khả năng chủ động kiểm tra lượng đường trong máu một cách thường xuyên, dùng thuốc theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nếu bị huyết áp cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giúp giảm huyết áp và bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Các loại thuốc có thể vừa giúp ổn định huyết áp và cải thiện protein niệu được gọi là thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin.
Ngược lại, nếu một người có tình trạng protein trong nước tiểu nhưng lại không bị tiểu đường hoặc cao huyết áp, bác sĩ có thể hướng tới các chẩn đoán với các bệnh lý thận tiết niệu như viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư. Dù vậy, các loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển hay thuốc chẹn thụ thể angiotensin vẫn có thể giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, hơn hết vẫn là việc tìm kiếm chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm có sự kiểm soát bền vững, không chỉ tình trạng protein niệu mà còn là chức năng thận về lâu dài.Tóm lại, protein niệu chỉ là một biểu hiện, có thể có nguyên nhân từ các thay đổi sinh lý hay các bệnh lý thận tiết niệu. Các xét nghiệm máu và nước tiểu, bao gồm cả định lượng protein niệu 24 giờ, giúp xác định và mức độ của tình trạng này. Từ đó, người bệnh cần được chỉ định các loại thuốc vừa giúp kiểm soát bệnh nguyên một cách hiệu quả, vừa gián tiếp bảo vệ thận, cải thiện tình trạng protein niệu.Để được tư vấn và thăm khám tại hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đăng ký tại Website để được phục vụ tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc liên hệ hotline: 0909 400 649.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 400 649
Email : info@PyLoRa.com
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Nang Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoNan Từ Mỹ
Nguồn: PyLoNan.com
Bài viết liên quan
Nhận diện bệnh viêm cầu thận mạn như thế nào?
Chia sẻ Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương ở tiểu cầu [...]
Th12
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận
Chia sẻ Sau khi phẫu thuật ghép thận, cơ thể hệ miễn dịch của người [...]
Th12
Thông tin cho bệnh nhân tán sỏi thận bằng laser
Chia sẻ Bài viết bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Thọ, Chuyên Khoa Ngoại [...]
Th12