Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương – Bác sĩ nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp sau khi ghép thận và có thể biểu hiện với nhiều đặc điểm lâm sàng và mô học. Việc chẩn đoán bệnh viêm ruột sau ghép thận là một thách thức vì không có tiêu chuẩn mô học xác định.
1. Tổng quan
Ghép thận được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và thời gian sống của bệnh nhân.Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp sau khi ghép thận và có thể biểu hiện với nhiều đặc điểm lâm sàng và mô học. Việc chẩn đoán bệnh viêm ruột sau ghép thận là một thách thức vì không có tiêu chuẩn mô học xác định.Đồng thời, để quản lý bệnh viêm ruột sau cấy ghép cũng có thể gặp nhiều khó khăn do việc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch hiện nay, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng. Hơn nữa, diễn biến lâm sàng của bệnh viêm ruột sau cấy ghép có thể nghiêm trọng hơn so với bệnh viêm ruột nói chung.
2. Tiên lượng ghép thận ở các bệnh nhân có bệnh viêm ruột
Tiến trình lâm sàng của bệnh viêm ruột biểu hiện các đợt bùng phát và thuyên giảm. Các biểu hiện đường ruột và ngoài tiêu hóa có thể gặp phải bao gồm:
- Suy thận
- Bệnh amyloidosis AA
- Bệnh thận IgA.
Những biến chứng này thậm chí có thể dẫn đến suy thận cần phải ghép thận, mặc dù suy thận là một biến chứng hiếm gặp, đặc biệt ở bệnh nhân bệnh Crohn. Tuổi và thời gian của bệnh viêm ruột không phải là yếu tố nguy cơ phát triển suy thận. Có mối liên quan giữa bệnh thận do oxalat và bệnh viêm ruột vì tỷ lệ sỏi niệu do oxalat canxi ở bệnh nhân Crohn cao hơn gấp 5 lần so với dân số chung. Hơn nữa, bệnh Crohn dường như là một yếu tố dễ dẫn đến hội chứng tan máu-ure huyết vì nhiễm trùng đường tiêu hóa tái phát. Rất ít nghiên cứu báo cáo kết quả của việc ghép thận ở bệnh nhân bệnh viêm ruột phát triển bệnh thận giai đoạn cuối. Trong một nghiên cứu, tổng số 21 bệnh nhân bị bệnh viêm ruột (12 bệnh nhân bệnh Crohn và 6 bệnh nhân UC cũng như 3 bệnh nhân mắc bệnh không được xác định khác) được ghép thận. Thêm 28 trường hợp được báo cáo trong một nghiên cứu đa trung tâm của Pháp.
3. Các nghiên cứu nói gì?
Schnitzler và cộng sự báo cáo 6 bệnh nhân bị bệnh viêm ruột (5 bệnh nhân bệnh Crohn và 1 bệnh nhân UC) đã được ghép thận. Tỷ lệ nữ / nam là 5/1 và tuổi trung bình là 54,1 tuổi. Ba bệnh nhân được điều trị bệnh viêm ruột trước khi cấy ghép (chủ yếu là 5-ASA và steroid) và đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng và cắt lỗ rò. Tại thời điểm ghép thận, tất cả các bệnh nhân đều thuyên giảm về mặt lâm sàng. 3 bệnh nhân cần điều trị bệnh viêm ruột sau khi cấy ghép (2 bệnh nhân bệnh Crohn được điều trị bằng steroid và 6-MP và một bệnh nhân UC được điều trị bằng 5-ASA cùng với steroid). Điều thú vị là trong số ba bệnh nhân cần điều trị sau khi cấy ghép, 2 bệnh nhân đã được điều trị trước khi ghép thận. 1 bệnh nhân bị rối loạn tăng sinh bạch huyết sau ghép và một bệnh nhân bị ung thư ghép thận. Ở mức theo dõi trung bình là 112,5 tháng.
4. Gia tăng nguy cơ nhập viện lại và tử vong ở nhóm bệnh nhân ghép thận có viêm ruột
Trong loạt bài của Grupper và cộng sự, 12 bệnh nhân bệnh viêm ruột (7 bệnh nhân bệnh Crohn và 5 bệnh nhân UC) được ghép thận. Nam giới thường xuyên ghép thận hơn nữ và độ tuổi trung bình là 48,4 tuổi. Bệnh thận IgA và bệnh thận đa nang chiếm ưu thế trên nhiễm sắc thể thường là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận giai đoạn cuối. Khi so sánh với tỷ lệ này ở nhóm đối chứng phù hợp, tỷ lệ nhập viện lại muộn cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh viêm ruột. Hơn nữa, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân bệnh viêm ruột, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính của bệnh nhân là 80,8% so với 96,8% đối với bệnh nhân có và không có bệnh viêm ruột, tương ứng với tỷ lệ nguy cơ đối với nguy cơ tử vong với mảnh ghép đang hoạt động là 1,41.Việc gia tăng nguy cơ nhập viện lại và tử vong liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng tăng, có thể là do tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh viêm ruột kém hơn so với bệnh nhân không mắc bệnh viêm ruột, được chứng minh bằng chỉ số BMI và nồng độ hemoglobin thấp hơn hoặc do hậu quả của mức cao hơn tình trạng ức chế miễn dịch mãn tính vì các phương pháp điều trị liên quan đến bệnh viêm ruột. Điều thú vị là hầu hết bệnh nhân vẫn trong tình trạng thuyên giảm lâm sàng hoặc không bị suy giảm đáp ứng sau khi cấy ghép, có thể do hậu quả của việc ức chế miễn dịch nặng hơn ở nhóm ghép thận so với nhóm ghép gan, trong đó tỷ lệ tái phát cao hơn. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mà bệnh viêm ruột tái phát sau khi cấy ghép, thời gian trung bình để bùng phát sau khi cấy ghép là 17 tháng và nhiễm CMV làm tăng nguy cơ tái phát
5. Kết luận
Các biến chứng đường tiêu hóa thường gặp sau khi ghép thận và chúng có phổ lâm sàng rộng, thay đổi từ tiêu chảy đến bệnh viêm ruột sau ghép. Thuốc ức chế miễn dịch mãn tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau ghép, chấn thương liên quan đến thuốc và cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột ở những người tái ghép thận mặc dù đã ức chế miễn dịch. Việc phân biệt các dạng khác nhau của viêm đại tràng sau ghép là một thách thức, vì hầu hết đều có các đặc điểm lâm sàng và mô học tương tự nhau.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc liên hệ hotline: 0909 400 649.
Tài liệu tham khảo:
Gioco R, Corona D, Ekser B, Puzzo L, Inserra G, Pinto F, Schipa C, Privitera F, Veroux P, Veroux M. Gastrointestinal complications after kidney transplantation. World J Gastroenterol 2020; 26(38): 5797-5811 [PMID: 33132635 DOI: 10.3748/wjg.v26.i38.5797]
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 400 649
Email : info@PyLoRa.com
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Nang Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoNan Từ Mỹ
Nguồn: PyLoNan.com
Bài viết liên quan
Nhận diện bệnh viêm cầu thận mạn như thế nào?
Chia sẻ Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương ở tiểu cầu [...]
Th12
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận
Chia sẻ Sau khi phẫu thuật ghép thận, cơ thể hệ miễn dịch của người [...]
Th12
Thông tin cho bệnh nhân tán sỏi thận bằng laser
Chia sẻ Bài viết bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Thọ, Chuyên Khoa Ngoại [...]
Th12