Điều trị thay thế bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Chia sẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của suy thận mạn và lúc này bệnh nhân cần được điều trị thay thế chức năng thận hoàn toàn để tiếp tục duy trì sự sống. Hiện nay có các phương pháp điều trị thay thế bao gồm: Lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo, ghép thận,…

1. Lọc màng bụng điều trị bệnh thận mãn tính

Cấu tạo và chức năng của màng bụng được hiểu một cách đơn giản nhất đó là một màng bán thấm có tác dụng cho nước và các chất hòa tan đi qua. Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng khả năng lọc tự nhiên của phúc mạc để lọc các chất cặn bã, chất thải từ máu. Chất thải được để lại bên trong khoang màng bụng một thời gian để có thể hấp thu, và sau đó được dẫn lưu ra ngoài qua một ống thông. Đây là phương pháp khá đơn giản mà bệnh nhân dễ có thể thực hiện tại nhà không cần nhờ đến nhân viên y tế và tái khám theo định kỳ để nhận dịch các thiết bị lọc. Tuy nhiên phương pháp này luôn mang trên người những ống thông do vậy có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng. Trong quá trình lọc màng bụng sẽ có một lượng kali sẽ bị mất do đó người bệnh cần bổ sung bằng cách ăn nhiều rau của quả, trái cây thậm chí thiếu nhiều thì phải uống. Lọc màng bụng được chỉ định đối với những đối tượng sau:Suy thận mạn giai đoạn cuối Chống chỉ định lọc màng bụng:

  • Viêm phúc mạc.
  • Chấn thương chảy máu ổ bụng.
  • Sẹo mổ cũ vùng bụng ảnh hưởng đến phúc mạc.
  • Suy tim.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Tình trạng tâm thần không tỉnh táo.
lọc màng bụng
Lọc màng bụng là sử dụng khả năng lọc tự nhiên của phúc mạc để lọc các chất cặn bã, chất thải từ máu

2. Thận nhân tạo điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Thận nhân tạo là phương pháp lọc máu qua máy thận nhân tạo và màng lọc nhân tạo cùng với dụng cụ tiêu hao khác đi kèm với mục đích lọc bớt nước và các sản phẩm chuyển hóa từ trong máu ra ngoài cơ thể. Sau đó lại đưa máu trở lại cơ thể. Chạy thận nhân tạo ở người bệnh có thể thực hiện gián đoạn hoặc liên tục. Một phiên lọc máu gián đoạn có thể kéo dài đến 6 giờ, các liệu pháp thay thế thận liên tục kéo dài 24 giờ. Vai trò của thận nhân tạo là điều trị thay thế thận với mục đích:

  • Cân bằng nước.
  • Cân bằng điện giải.
  • Cân bằng acid base.
  • Lấy bỏ chất cần thải.
  • Lọc, tái hấp thu các chất.
  • Bài tiết các chất.

Chạy thận nhân tạo có thể gây ra một số biến chứng như tụt huyết áp, chuột rút, nhiễm khuẩn vv.. Bệnh nhân cần phải chú ý đến việc ăn uống, hạn chế uống nước và không ăn các loại trái cây nhiều kali, và uống thuốc hỗ trợ điều trị. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường vào những ngày không chạy thận.

3. Ghép thận

Ghép thận là phương pháp lấy thận của người khỏe mạnh còn chức năng hoạt động bình thường ghép cho người suy thận giai đoạn cuối. Quả thận được ghép sẽ hoạt động như thận của người bình thường. Tuy nhiên có nhược điểm là rất khó có thể tìm thấy người ghép phù hợp với người nhận và chi phí của phương pháp này khá cao, sau ghép cần phải điều trị chống thải ghép. Quả thận ghép thường được lấy từ những đối tượng sau:

  • Người sống cùng huyết thống như bố mẹ, chị anh em ruột.
  • Người sống không cùng huyết thống.
  • Người đã chết não.

Tất cả các trường hợp ghép thận đều phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để chống thải ghép. Do đó người bệnh có nguy cơ cao thải ghép và các tác dụng phụ của thuốc thải ghép thận. Ngoài ra, những biến chứng điển hình của ghép thận bao gồm:

  • Miễn dịch: Thải ghép tối cấp, thải ghép cấp, thải ghép mạn,…
  • Phẫu thuật: Nhiễm trùng vết mổ, bế tắc niệu quản, rò nước tiểu, trào ngược niệu quản, nang bạch huyết, sỏi niệu, xơ hóa hoặc hẹp động mạch thận,…
  • Nội khoa: Suy thận, thải ghép cấp, hoại tử ống thận cấp;
  • Suy thận tiến triển: hội chứng thận hư, viêm bể thận, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh hồng cầu,…
Đào thải sau ghép thận
Ghép thận là lấy thận của người khỏe mạnh ghép cho người suy thận giai đoạn cuối

Tóm lại, bệnh thận mạn giai đoạn cuối là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, thận không có khả năng hồi phục, lọc máu như bình thường. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thay thế được chỉ định bao gồm: Lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo, ghép thận. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào điều kiện và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh cũng như điều kiện kinh tế. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh và uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Phát hiện sớm suy thận mạn có vai trò quan trọng trong kết quả điều trị bệnh, do đó chẩn đoán có ý nghĩa đặc biệt. Xạ hình đánh giá chức năng thận được áp dụng thường quy tại Đơn nguyên Y học hạt nhân, Bệnh viện Vinmec. Đây là kỹ thuật đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao và các chất đánh dấu phóng xạ. Với hình ảnh có chất lượng tốt, xạ hình thận chức năng đã trở thành kỹ thuật không thể thiếu được nhằm thăm dò chức năng thận, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý thận và đường tiết niệu. Đặc biệt xạ hình cho biết chức năng của từng thận riêng rẽ, giúp cho các quyết định điều trị an toàn. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng hệ thống thiết bị SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro, với CT 16 dãy hiện đại nhất của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Hoa Kỳ), cho hình ảnh đạt chất lượng cao, giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý cần khảo sát.Đội ngũ chuyên gia bác sĩ Vinmec giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình chụp, kể cả đối với các khách hàng là người nước ngoài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc liên hệ hotline: 0909 400 649.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Nang Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoNan Từ Mỹ

Nguồn: PyLoNan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *