Các bệnh lý động mạch thận

Chia sẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương – Bác sĩ Hồi sức – Cấp cứu, Khoa Hồi sức – Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Chức năng của thận là làm sạch máu và giữ cho chất lỏng, điện giải trong cơ thể được cân bằng. Máu trong hệ thống tuần hoàn được đưa đến thận qua động mạch thận. Khi mắc phải bệnh lý mạch thận thì các động mạch có thể hẹp lại hoặc tắc. Hậu quả là hệ thống lọc máu quan trọng của cơ thể sẽ bị tổn thương, gây huyết áp cao và/ hoặc suy thận.

1. Các bệnh lý động mạch thận là gì?

Bệnh động mạch thận là tên gọi chung được đặt cho một loạt các biến chứng ảnh hưởng đến động mạch ở thận. Bệnh lý này thường gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của thận và làm gây tổn thương các mô, gây suy thận và/ hoặc cao huyết áp.Các tình trạng mạch máu ảnh hưởng đến động mạch bao gồm:

1.1 Hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là tình trạng tắc nghẽn động mạch đến thận, có thể gây suy thận và tăng huyết áp. Những người hút thuốc có nguy cơ cao tiến triển đến hẹp động mạch thận và nặng là tắc động mạch thận hoàn toàn.Bệnh phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 70. Cholesterol cao, tiểu đường, thừa cân và có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch cũng là những yếu tố nguy cơ của hẹp động mạch thận. Trong đó, huyết áp cao vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của bệnh động mạch thận này.

1.2 Huyết khối động mạch thận

Huyết khối động mạch thận là sự hình thành cục máu đông trong động mạch. Bệnh động mạch thận này có thể gây suy thận do dòng máu đến thận bị tắc nghẽn.

1.3 Phình động mạch thận

Phình động mạch thận là một đoạn phình ra, do suy yếu trên thành của động mạch đến thận. Hầu hết các chứng phình động mạch này đều nhỏ và không có triệu chứng.Phình động mạch thận không phổ biến và thường được phát hiện trong các thủ tục chẩn đoán liên quan đến các bệnh lý khác.

1.4 Xơ vữa động mạch thận

Bệnh động mạch thận xơ vữa xảy ra khi một mảnh mảng bám từ động mạch chủ và/ hoặc các động mạch lớn khác bị vỡ ra, di chuyển theo dòng máu, làm tắc các động mạch nhỏ.Bệnh động mạch thận xơ vữa đang trở thành nguyên nhân phổ biến gây suy thận (chức năng thận kém) ở người cao tuổi.

2. Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý mạch thận?

Nguyên nhân của các bệnh lý mạch thận phụ thuộc vào tình trạng liên quan như:

2.1 Hẹp động mạch thận

Hẹp hay tắc động mạch thận có thể do xơ vữa động mạch (tức là sự tích tụ của mảng bám, lắng đọng các chất béo, cholesterol, chất thải tế bào, canxi và fibrin ở lớp lót bên trong động mạch) hoặc các tình trạng khác, chẳng hạn như: Chứng loạn sản xơ cơ, viêm động mạch Takayasu… Trong đó, xơ vữa là nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận.

2.2 Huyết khối động mạch thận

Sự hình thành huyết khối bên trong một trong các động mạch thận có thể xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh viêm, chứng phình động mạch thận, ung thư tế bào thận hoặc loạn sản xơ cơ.

2.3 Phình động mạch thận

Chứng phình động mạch thận có thể xảy ra do sự suy yếu bẩm sinh của thành động mạch hoặc chấn thương. Xơ vữa động mạch cũng có thể là một yếu tố.Nguyên nhân khác của chứng phình động mạch thận cũng có thể là do loạn sản xơ cơ. Mặt khác, nếu phình mạch nội thượng thận có thể là bẩm sinh hoặc chấn thương.

2.4 Xơ vữa động mạch thận

Các mảnh bám nhỏ từ sự hình thành mảng xơ vữa trong các động mạch khác của cơ thể có thể bị vỡ ra và đi đến các động mạch thận, làm tắc nghẽn dòng máu đến thận.Bên cạnh đó, tắc động mạch thận cũng có thể xảy ra do phẫu thuật, đặt ống thông hoặc sử dụng thuốc làm loãng máu. Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến những người lớn tuổi.Ngoài ra, một người có thể mắc các bệnh lý mạch thận nếu có các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi tác;
  • Giới tính nữ;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp mới khởi phát ở người lớn tuổi;
  • Hút thuốc;
  • Cholesterol cao;
  • Bệnh đái tháo đường.
Bệnh lý mạch thận
Bệnh lý mạch thận là tên gọi chung cho một loạt các biến chứng ảnh hưởng đến động mạch ở thận

3. Triệu chứng của các bệnh động mạch thận là gì?

Các triệu chứng của bệnh động mạch thận có sự khác nhau, cụ thể:

3.1 Hẹp động mạch thận

  • Tăng huyết áp đột ngột trước 50 tuổi gợi ý chứng hẹp liên quan đến loạn sản cơ xơ;
  • Tăng huyết áp khởi phát đột ngột vào hoặc sau 50 tuổi gợi ý tình trạng hẹp do xơ vữa động mạch;
  • Tăng huyết áp không đáp ứng với 3 loại thuốc huyết áp trở lên;
  • Tăng urê máu;
  • Suy thận không rõ nguyên nhân;
  • Suy thận đột ngột khi lần đầu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển để điều trị huyết áp và/ hoặc tim mạch.

3.2 Huyết khối động mạch thận

  • Tắc nghẽn hoàn toàn cấp tính (đột ngột):
    • Khởi phát đau đột ngột ở mạn sườn;
    • Sốt;
    • Có máu trong nước tiểu;
    • Buồn nôn và/ hoặc nôn mửa;
    • Giảm đột ngột chức năng thận;
    • Tăng huyết áp.
  • Các tắc nghẽn dần dần hoặc không hoàn toàn: có thể không có triệu chứng và không bị phát hiện

3.3 Phình động mạch thận

  • Nói chung là không có triệu chứng;
  • Tăng huyết áp có thể xuất hiện ở 90% những người bị phình động mạch thận;
  • Phình động mạch (do rách lớp trong của thành động mạch) có thể gây đau hạ sườn và tiểu ra máu.

3.4 Xơ vữa động mạch thận

  • Tổn thương da như ban xuất huyết;
  • Suy thận (đột ngột hoặc xảy ra trong thời gian dài);
  • Đau bụng;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Giảm cân;
  • Sốt;
  • Đau cơ.

4. Làm thế nào để chẩn đoán các bệnh động mạch thận?

Quy trình chẩn đoán bệnh lý mạch thận có thể bao gồm:

  • Động mạch đồ: Hình ảnh X-quang của các mạch máu được sử dụng để đánh giá các tình trạng khác nhau, chẳng hạn như chứng phình động mạch, hẹp hoặc tắc nghẽn. Thuốc cản quang sẽ được tiêm vào cơ thể để làm cho các mạch máu rõ hơn trên X-quang.
  • Siêu âm Doppler màu: Đây là một loại thủ tục siêu âm mạch máu được thực hiện để đánh giá lưu lượng máu và cấu trúc của động mạch thận.
  • Chụp động mạch cộng hưởng từ: Quy trình chẩn đoán không xâm lấn sử dụng kết hợp công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ và thuốc cản quang tĩnh mạch để hình dung các động mạch. Thuốc cản quang làm cho các mạch máu hiện lên rõ hơn trên phim, cho phép bác sĩ xác định tổn thương và chẩn đoán các bệnh lý mạch thận chính xác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một tình trạng phổi nghiêm trọng được tìm thấy chủ yếu ở những người hút thuốc
Những người hút thuốc là đối tượng có nguy cơ cao bị tắc động mạch thận

5. Cách thức điều trị các bệnh lý mạch thận

Phương pháp điều trị bệnh lý động mạch thận cụ thể sẽ được bác sĩ xác định dựa trên:

  • Tuổi tác, sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh lý;
  • Mức độ của bệnh;
  • Các dấu hiệu và triệu chứng ;
  • Khả năng đáp ứng đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể;
  • Kỳ vọng về diễn biến của bệnh;
  • Nguyện vọng và lựa chọn của người bệnh;

Việc điều trị cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh động mạch thận đang có như sau:

5.1 Hẹp động mạch thận

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc hạ huyết áp có thể được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
  • Trong trường hợp hẹp do xơ vữa động mạch, có thể kê đơn thuốc để giảm cholesterol.
  • Điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan như bệnh đái tháo đường.

Điều trị phẫu thuật:

  • Các thủ thuật nội mạch như can thiệp động mạch thận bằng nong (mở rộng lòng động mạch thận bằng bóng) hoặc đặt stent (một cuộn kim loại nhỏ, có thể mở rộng được đặt bên trong động mạch để giữ cho động mạch rộng ra).
  • Phẫu thuật bụng hở để bắc cầu động mạch thận bị tắc.

5.2 Huyết khối động mạch thận

Điều trị huyết khối động mạch thận phụ thuộc vào loại huyết khối (cấp tính hoặc mãn tính) và khoảng thời gian kể từ khi huyết khối xuất hiện. Trong các tình huống cấp tính, thuốc làm tan huyết khối làm phá cục máu đông có thể được truyền vào động mạch thận của người bệnh trong vài giờ đến vài ngày để nhanh chóng làm tan cục máu đông.Phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông hoặc bắc cầu động mạch cũng có thể được thực hiện trong một số tình huống.

5.3 Phình động mạch thận

Điều trị chứng phình động mạch thận phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước và vị trí của túi phình, có các triệu chứng hay không. Một số loại phình động mạch nhỏ có thể không cần phải được điều trị nhưng cần theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng liên quan.Đối với phình mạch lớn (hơn 2cm), bóc tách túi phình, chứng phình động mạch gây thiếu máu cục bộ ở thận (thiếu máu đến mô thận) và tăng huyết áp, chứng phình động mạch đang phát triển lớn hơn… gây ra các triệu chứng thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật.Do có thể tăng nguy cơ vỡ nên phình động mạch thận ở phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường sẽ được điều trị bằng phẫu thuật.

5.4 Xơ vữa động mạch thận

Điều trị thận xơ vữa tùy thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng cá nhân.

  • Điều trị nội khoa có thể bao gồm thuốc để giảm cholesterol, huyết áp và các tình trạng bệnh lý liên quan khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường.
  • Điều trị phẫu thuật tương tự như các trường hợp hẹp động mạch thận nói chung.
Điều trị bệnh lý mạch thận cụ thể sẽ được bác sĩ xác định dựa trên nhiều yếu tố
Phương pháp điều trị bệnh lý mạch thận cụ thể sẽ được bác sĩ xác định dựa trên nhiều yếu tố

6. Các biến chứng của bệnh động mạch thận là gì?

Theo thời gian, các bệnh động mạch thận nếu không phát hiện và điều trị có thể dẫn đến suy thận. Ngoài ra, các biến chứng khác cũng có thể mắc phải bao gồm:

  • Bệnh tim, suy tim;
  • Đột quỵ;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Phù phổi;
  • Tổn thương mạch máu;
  • Mất thị lực.

Tóm lại, bệnh động mạch thận gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu vào thận nên có thể gây tổn thương thận, suy thận và cao huyết áp. Vì các tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua thận có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận nên cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.Hiện nay, xạ hình đánh giá chức năng thận là kỹ thuật được áp dụng thường quy tại Đơn nguyên Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là kỹ thuật đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao và các chất đánh dấu phóng xạ. Với hình ảnh có chất lượng tốt, xạ hình thận chức năng đã trở thành kỹ thuật không thể thiếu được nhằm thăm dò chức năng thận, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý thận và đường tiết niệu cho người bệnh. Đặc biệt xạ hình cho biết chức năng của từng thận riêng rẽ, giúp cho các quyết định điều trị an toàn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc liên hệ hotline: 0909 400 649.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Nang Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoNan Từ Mỹ

Nguồn: PyLoNan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *